Định nghĩa về Cách mạng
Công nghiệp 4.0
Theo Gartner, Cách mạng
Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) xuất phát từ khái niệm
"Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013.
"Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông
minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và
quy trình bên trong.
Nếu định nghĩa từ Gartner còn khó hiểu, Klaus Schwab, người sáng lập
và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới mang đến cái nhìn đơn giản hơn
về Cách mạng Công nghiệp 4.0 như sau:
"Cách mạng công
nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất.
Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc
cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất.
Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần
ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ
thuật số và sinh học".
Theo ông Klaus Schwab,
tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện "không có tiền lệ lịch
sử". Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, 4.0
đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến
tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc
gia. Và chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển
đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.
Cách mạng Công nghiệp
4.0 sẽ diễn ra như thế nào?
Nối tiếp từ định nghĩa của Klaus Schwab, Cách mạng Công nghiệp
4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật
lý.
Những yếu tố cốt lõi
của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối -
Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
Trên lĩnh vực công
nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra
những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm,
bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.
Cuối cùng là lĩnh vực
Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene,
skyrmions…) và công nghệ nano.
Hiện Cách mạng Công
nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu
Á. Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân
loại nhiều thách thức phải đối mặt.
Cơ hội đi kèm thách thức
và rủi ro toàn cầu
Mặt trái của Cách mạng
Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là có thể phá vỡ
thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh
tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên
thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh
vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải.
Báo cáo của Diễn đàn
Kinh tế thế giới đã đặt ra vấn đề này theo các giai đoạn khác nhau. Giai đoạn
đầu tiên sẽ là thách thức với những lao động văn phòng, trí thức, lao động kỹ
thuật. Giai đoạn tiếp theo sẽ là lao động giá rẻ, có thể sẽ chậm hơn. Với sự
chuyển động của cuộc cách mạng này, trong khoảng 15 năm tới thế giới sẽ có diện
mạo mới, đòi hỏi các doanh nghiệp thay đổi.
Sau đó, những bất ổn
về kinh tế nảy sinh từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ dẫn đến những bất ổn về đời
sống. Hệ lụy của nó sẽ là những bất ổn về chính trị. Nếu chính phủ các nước
không hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ cho làn sóng công nghiệp 4.0, nguy cơ xảy ra
bất ổn trên toàn cầu là hoàn toàn có thể.
Bên cạnh đó, những
thay đổi về cách thức giao tiếp trên Internet cũng đặt con người vào nhiều nguy
hiểm về tài chính, sức khoẻ. Thông tin cá nhân nếu không được bảo vệ một cách
an toàn sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường.
Cách mạng công nghiệp
lần 4 mang đến cơ hội, và cũng đầy thách thức với nhân loại.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét